3 bước để đánh được kỹ thuật đứng lưới Tennis Volley | VNTA Acadeemy
Xin chào tất cả các bạn! Mình là Vũ Ngọc Thành đến từ VNTA Tennis Academy Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người chuyên đề Kỹ thuật Volley. Trong chuyên đề này tôi sẽ đề cập
3 bước để đánh được kỹ thuật đứng lưới Tennis Volley | VNTA Acadeemy
Xin chào tất cả các bạn! Mình là Vũ Ngọc Thành đến từ VNTA Tennis Academy Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người chuyên đề Kỹ thuật Volley. Trong chuyên đề này tôi sẽ đề cập đến 3 vấn đề. Vấn đề thứ 1: Phân tích kỹ thuật Volley. Vấn đề thứ 2: Những lỗi sai thường mắc của Kỹ Thuật Volley. Vấn đề thứ 3: Hệ thống bài tập bổ trợ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh và quy trình thực hiện các bài tập. Chủ đề thứ nhất ngày hôm nay chúng ta nghiên cứu đó là Phân tích kỹ thuật Volley. Tôi chia sẻ cho các bạn kỹ thuật Volley sẽ có 3 vấn đề chính: 1. Tư thế chuẩn bị. 2. Vấn đề về thực hiện động tác.
3. Quá trình kết thúc động tác. Vậy tư thế chuẩn bị người ta hay đề cập đến vấn đề: Một là: Tay Cầm. Hai là: Vị trí, tư thế đứng của chân và thân người. Đối với Tay Cầm thì cán cầm là cán số 2 continental. Tôi giải thích rất là nhiều chuyên đề về cán cầm rồi nên bài hôm nay tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề cán cầm. Vấn đề thứ 2 là tay trái. Tay trái của chúng ta sẽ cầm thả lỏng tự nhiên, ngón trỏ đặt lên chống rung và các ngón tay còn lại chúng ta ôm đều tự nhiên tạo thành hình tam giác, thả lỏng. Quan trọng hơn cả là lỗi sai rất nặng, lớn nhất của người chơi ban đầu cũng như người chơi lâu năm là chúng ta cầm theo phản xạ tự nhiên là tay cầm chúng ta đưa sang bên trái quá nhiều.
Điều này sẽ không tốt đối với các tình huống bắt Volley ở bên phải. Bởi vì chúng ta mất quá nhiều thời gian cho việc đưa vợt sang bên phải để bắt những quả Volley phải. Vậy cái đúng là ở đâu? Cái đúng là tư thế chuẩn bị ta phải đưa được đầu vợt thẳng ngang tầm mắt. Và đúng với việc đưa ra tiêu chí đúng rồi thì ngược lại là các vấn đề về lỗi sai: tư thế chúng ta để vợt quá thấp, trục cổ tay xuống quá thấp. Thứ 2 chúng ta để quá cao. Vậy thì vị trí đầu vợt bao giờ cũng hướng lên trời và ngang tầm mắt. Chúng ta không được để quá cao cũng không được phép để quá thấp. Và điều quan trọng hơn cả là chúng ta để thoải mái, 2 tay thả lỏng tự nhiên, hơi co khớp khuỷu và tay mềm không được phép đưa vợt quá gần người, không được phép đẩy vợt quá xa thân người.
Vậy đây là vị trí về tay. Tôi đã nói cho các bạn vấn đề về tay rồi. Bây giờ là vấn đề về chân. Rất nhiều anh em phong trào chúng ta đứng bắt Volley gần như là giống chúng ta đứng bình thường. Tư thế đứng của Volley là 2 chân của chúng ta rộng hơn vai hoặc là tối thiểu bằng 1 thân vợt. Thứ 2 là chúng ta luôn luôn phải có bước Split Step. Split Step thì cũng có rất nhiều kiểu Split Step, gôm có: First Step, High Step, Open Step, Trong kỹ thuật thì bộ chân cực kỳ quan trọng đó là những bước Split Step. Tư thể chuẩn bị sẽ hợp bởi chân, tay, đầu. Chân thì sử dụng 2 chân trùng đầu gối và bước Split Step.
Vậy khi nào sử dụng bước Split Step thì tôi sẽ có chuyên đề phía sau giải thích cho các bạn. Vị trí bước Split Step là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện kỹ thuật, động tác. Đầu gối chúng ta hơi nhún, thả lỏng tự nhiên, nhún đều và quan trọng là bàn tay của chúng ta cũng không được phép cầm quá chặt. Lỗi sai của nhiều người bắt Volley là do 1 là chúng ta cầm quá chặt, cầm hết sức mình và bẻ cổ tay quá cao, quá căng dẫn đến bị chấn thương. Chính vì thế chúng ta sử dụng phối hợp mềm thả lỏng tự nhiên, cầm 3040% sức. Bước thứ 2 là bước thực hiện động tác. Sau khi thực hiện bước Split Step ta quan sát thấy trái banh qua bên phải hoặc sang bên trái thì ta thực hiện cử động thứ nhất là đưa vợt ra chếch khoảng 45 độ, lúc này mũi chân của chúng ta sẽ hơi hướng ra bên phải 45 độ sau đó đưa thân người chuyển trọng tâm vào quả bóng.
Xoay thân người 45 độ và bước thân người chuyển trọng tâm vào quả bóng. Chúng ta đừng mở quá rộng ra phía sau như này sẽ bị chấn thương bả vai và tiếp xúc sẽ bị muộn. Có nhiều người trăn trở trong chuyện Volley mở vợt ra sau như thế nào là đúng, là sai. Thì ngày hôm nay, tôi dám khẳng định với các bạn là gì? Đối với chương trình huấn luyện level 2 quốc tế, một số chuyên gia đã đưa ra các lỗi sai thường mắc và cách khắc phục. Quan trọng nhất là tính chất đường banh các bạn ạ. Tính chất đường bóng sẽ quyết định chúng ta mở vợt ra sau hay mở vợt ngắn hay là không mở. Tùy vào tính chất bóng, bao giờ VNTA cũng sẽ đào tạo phụ thuộc tính chất bóng để đưa ra kỹ thuật tương xứng.
Ví dụ như quả bóng cao thì bắt buộc chúng ta phải mở dài Swing, nếu mở ngắn thì các huấn luyện viên chuyên gia họ bảo sai và sẽ không có lực, thiếu lực. Những trường hợp bóng mạnh và nhanh thì chúng ta có thể không cần phải mở mà chỉ cần đưa người nhẹ 1 chút xíu vào trái banh khoảng 510cm là quả bóng đã qua sân rất là nặng. Còn thường hợp bóng đi vừa phải, lực trung bình thì chúng ta có thể sẽ mở ngắn. Vậy thì có 3 Swing: Một là dài, 2 là ngắn, 3 là không mở. Vậy đừng bao giờ nghĩ Volley mở dài là sai và đừng bao giờ định nghĩa Volley là phải mở ngắn mà phải phụ thuộc vào tính chất đường bóng. Vừa rồi tôi đã nói về vấn đề thực hiện kỹ thuật động tác.
Vậy nhiều người hỏi là Swing từ đâu là cơ bản? Cơ bản là những đường bóng đi trung bình, ngang tầm hông. Bây giờ tôi sẽ phân tích đường bóng như vậy thì chúng ta phải thực hiện như sau: Đưa thân người hơi hướng sang bên phải 45 độ, sau đó ta sẽ mở vợt, lúc này vợt được đưa vào vùng đánh bóng và chúng ta thực hiện kỹ thuật chuyển trọng tâm cơ thể. Lúc này ta sử dụng bước Split Step chuyển trọng tâm cơ thể từ trái qua phải đối với bắt quả phải. Sau đó chúng ta tiếp xúc bóng ở phía trước mặt. Các bạn hãy nhớ tiêu chí để thực hiện kỹ thuật đúng như sau: Một là chúng ta đưa first move mở vợt gần như đầu vợt hướng vào đôi mắt bên phải.
Sau đó chúng ta kết thúc thì đầu vợt gần như kết thúc ở đuôi mắt bên trái. Vậy Swing của ta rất là nhỏ. Cộng với quá trình đưa thân người vào nữa thì lực bóng của chúng ta sẽ rất nặng. Còn nếu chúng ta Swing nguyên tay không, kéo nguyên tay vào bóng thì thứ nhất là độ ổn định không cao, cái thứ 2 là lực bóng sẽ không có nặng. Đó tôi vừa chia sẻ cho các bạn. Bên trái cũng tương tự, đó là thực hiện Split Step, chuyển trụ, trọng tâm sang bên trái, bước thân người vào và kết thúc bên trái Volley. Vừa rồi tôi đã phân tích được bước thứ 2: thực hiện kỹ thuật động tác. Vậy kết thúc của kỹ thuật Volley là như thế nào đây? Tại sao phải kết thúc động tác? Tại sao bước thứ 3 là kết thúc động tác? Mọi người lại phải có được những tiêu chí đúng của kết thúc động tác.
Rất nhiều người chưa thực hiện xong đã ngoáy cổ tay lên như thế này. Kết thúc đúng của kỹ thuật Volley là giữ cho vợt của ta thăng bằng, ngang song song với mặt lưới, không phải là ngoáy, gẩy. Đây là basic các bạn nhé! Là kỹ thuật cơ bản. Còn chương trình nâng cao có thể dùng cổ tay để ngắt banh, sử dụng kỹ thuật bắt bỏ nhỏ, Đó là kỹ thuật Volley. Kết thúc thì cần có những tiêu chí về đầu nữa. Đầu phải giữ được cố định. Hạ trọng tâm, không nhổm người lên. Rất nhiều người kết thúc Volley là đẩy khớp khuỷu ra, thứ 2 là cổ tay ngửa, bàn tay ngửa. Những kỹ thuật đó khiến cho đường banh của chúng ta không có nặng.
Bây giờ tôi sẽ thị phạm kỹ thuật Volley Forehand và Volley Backhand để mọi người cùng quan sát. Từ tư thế chuẩn bị cho đến thực hiện động tác và kết thúc động tác. Split Step bước lên Volley. Tiếp theo đây là bộ chân, bộ chân trong Volley. Rất nhiều người có định nghĩa là cứ Volley chúng ta bước chân lên,2 chân bước chân lên và tập ngày này qua ngày khác cái kỹ thuật đó. Vậy thì hôm nay tôi sẽ giải thích rất cặn kẽ cho mọi người là kỹ thuật Volley cũng có 4 bộ chân: Bộ Close Stance Bộ Đóng, bộ Square Stance Bộ Vuông, Bộ Semi Stance – Bộ Bán Mở, Bộ Open Stance – Bộ Mở. 4 bộ chân này tương thích với các tính chất đường banh khác nhau.
Khi nào sử dụng bộ Close Stance? Sử dụng Close Stance trong những trường hợp bóng với, ngắn, ở phía bên phải, xa người một chút xíu và cũng có thể ở gần người nhưng cự ly 11,5m là chúng ta có thể sử dụng bộ Close Stance và bóng lỏng. Hai là sử dụng bộ Square Stance trong những trường hợp bóng ở gần người và ở phía trước thân người. Bộ Semi Stance Bộ Bán Mở là những trường hợp bóng hơi sang bên trái. Ta sẽ sử dụng bước Split Step rồi ta bước chéo sang một chút. Còn bộ Open Stance, đối với Pro họ thường sử dụng rất nhiều bộ Open Stance bởi vì bóng cự ly rất ngắn và đánh rất nặng thì chúng ta chỉ cần turn bắt Volley thôi.
Đó là 4 bộ chân. Bây giờ bài tập thứ nhất mà tôi muốn truyền tải cho các bạn đó là luyện bộ chân kết hợp với múa bộ. Bài tập 1 trong hệ thống bài tập bổ trợ của chúng tôi đó là tập về bộ chân. Chúng ta có thể xếp nấm thành hình tam giác tập Split Step + Close Stance, Split Step + Square Stance. Split Step + Semi Stance. Split Step + Open Stance. Bên Backhand tương tự. Split Step + Close Stance. Split Step + Square Stance. Split Step + Semi Stance. Và Split Step + Open Stance. Chúng ta lặp đi lặp lại khoảng 10 20 lần sau đó chúng ta sẽ thực hiện với bóng Close Stance Square Stance Semi Stance Open Stance Backhand is the same.
Split Step + Close Stance, ok? Square Stance, ok? Semi Stance, ok? Open Stance Sau đây chúng ta quan sát động tác Volley của Federer. Vừa rồi Federer đã sử dụng bộ mở bắt Volley Forehand và đây là lai bộ Semi bắt Volley Forehand Split Step đưa vợt bắt Volley Backhand bộ mở. Những trường hợp bóng nhanh, mạnh, xa người Split Step, mở ngắn bắt toàn bộ Close Stance. Bắt toàn bộ Close Stand với trường hợp bóng ngắn. Bắt toàn bộ Square Stance, chuyển trọng tâm. Bắt bằng bộ Square Stance trong trường hợp bóng thấp. Split Step bước lên bắt Volley Semi Stance Backhand. Như chúng ta đã biết, đối với chuyên nghiệp người ta luôn luôn sử dụng rất linh hoạt bộ chân khi bắt Volley.
Nhưng đối với các anh em phong trào automatic bước chân lên bắt Volley, đây là một sai phạm dẫn tới rất hay bị kẹt bóng hay còn gọi là bị bắt muộn bóng. Chính vì thế các bạn hãy xem những video hướng dẫn của VNTA để chúng ta có được những kiến thức tốt nhất bắt Volley cao, bắt Volley thấp, bắt Volley trung bình. Đây là tình huống nhanh. Rất linh hoạt bộ chân. Bài tập thứ 2 của chúng ta đó là hệ thống các bài tập Khi đã luyện tập một thời gian chúng ta có cảm giác bắt Volley hay bị lỗi hoặc là những người mới chơi cơ bản ban đầu học được khoảng 10 20 giáo án tập kỹ thuật Volley cũng không tạo được sự ổn định.
Vậy thì ngày hôm nay tôi sẽ đưa ra series hệ thống bài tập bổ trợ dành cho cả những người cơ bản và nâng cao Bài tập 2 này là bài tập trên cái nền chúng ta đã có được bộ chân của bài tập thứ nhất. Bài tập thứ 2 này chúng ta sẽ phát triển cảm giác về tay. Để phát triển cảm giác về tay thì chúng ta phải luyện được đôi mắt của chúng ta đó là bài tập trong nhóm bài tập thứ 2 có những Skill nhỏ đó là bài tập bắt bóng. Bài tập bắt bóng thì sẽ có 1 người tung hoặc chúng ta có thể thực hiện ném bóng vào tường để bóng bật ra. Ở bên phải, mở ra bắt bóng bằng tay phải. Split Step, xoay vai, bắt bóng bằng tay phải.
Sau khi chúng ta có cảm giác bắt bóng ở phía trước mặt rồi thì chúng ta có thể bắt bóng bằng 1 dụng cụ nhỏ và nặng hơn một chút xíu. Xoay vai, bắt bóng bằng tay phải ở phía trước. Split Step, bắt bóng bằng tay phải. Bài tập này sẽ giúp cho chúng ta set up được cái form. Skill thứ 3 chúng ta sử dụng toàn bộ bàn tay kết hợp với mặt vợt, chúng ta cầm mặt vợt như sau để ta chặn nhẹ quả bóng lại. Skill 3 trong nhóm bài tập 2 Quan trọng là mở ngắn và đưa vợt vào vùng đánh bóng, chặn nhẹ quả bóng lại. Tiếp theo, skill thứ 4 trong nhóm bài tập 2 đó là sử dụng ngón trỏ luồn vào kẽ tam giác của vợt và cũng tập luyện tương tự.
Tiếp tục ta giật lùi vị trí tay cầm xuống dưới ta cầm xuống phía dưới chạm tam giác một chút xíu. Tiếp theo cuối cùng của nhóm bài tập 2 của chúng ta đó là cầm hết cán. Split Step Bổ trợ của bên trái chúng ta cũng làm tương tự bên phải. Volley chúng ta có thể sử dụng mu bàn tay hoặc đấm. Mu bàn tay chặn lại. Khi chúng ta đưa bàn tay vào bắt trúng bóng thì không có nghĩa lý gì mặt vợt to như vậy mà ta lại bắt lỗi. Skill nhỏ tiếp theo các bạn hãy nhớ có thể dùng tay trái để bắt bóng. Tay trái để bắt bóng cực kỳ quan trọng bởi vì nó gần giống như mặt vợt của chúng ta Split Step, mở ra tay trái bắt bóng Gần như lúc này sẽ tạo form rất tốt cho kỹ thuật bắt Volley bên trái.
Bây giờ cũng giống như bài tập bên Forehand ta cũng cầm cả bàn tay và mu bàn tay hướng vào bóng chặn quả bóng nhẹ nhàng. Khi ở trình độ cơ bản hoặc nâng cao chúng ta bị mất cảm giác khi bắt Volley chúng ta nhớ sử dụng bài tập này chắc chắn sẽ thành công. Tiếp tục ta sử dụng ngón trỏ xỏ vào giữa tam giác rồi giật dần cán xuống dưới Và bây giờ là toàn bộ kỹ thuật động tác Split Step Khi chúng ta có cảm giác rồi chúng ta có thể lùi dần xuống. Và bây giờ là bài tập dành cho người nâng cao di chuyển hình chữ V bắt bóng Ban đầu chúng ta sẽ sử dụng bước Split Step và di chuyển sang bên trái dừng lại, người phục vụ tung bóng Sau đó Split Step, di chuyển sang bên trái, set up bộ chân, chân trước chân sau, người phục vụ tung bóng.
Rồi Split Step nhanh, tốc độ Chúng ta thực hiện 2 bên khoảng 10 lần Sau đó chúng ta sẽ thực hiện với vợt. Vừa rồi ekip Vũ Ngọc Thành và Nguyễn Văn Ban của VNTA đã chia sẻ cho mọi người 3 kỹ thuật quan trọng trong chủ đề Tennis Volley. Chủ đề 1: Phân tích kỹ thuật Volley gồm 3 bước. 1. Tư thế chuẩn bị. 2. Thực hiện động tác và kết thúc động tác. Ngoài ra còn đưa ra 1 số kỹ thuật, lỗi sai thường mắc của anh em phong trào Chủ đề 3 là chủ đề về hệ thống bài tập bổ trợ dành cho những đối tượng cơ bản và cả nâng cao tập luyện. Cảm ơn các bạn đã theo dõi Video của chúng tôi! Hãy chia sẻ đến với mọi người và đừng quên ấn nút đăng ký kênh Youtube để trở thành thành viên của VNTA cũng như vào website: vnta.com.vn để sở hữu hệ thống những lý thuyết cơ bản cũng như những bài tập thực hành Tennis.
https://youtu.be/vlFi9VFdSNg3 bước để đánh được kỹ thuật đứng lưới Tennis Volley | VNTA Acadeemy
Xin chào tất cả các bạn! Mình là Vũ Ngọc Thành đến từ VNTA Tennis Academy Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho mọi người chuyên đề Kỹ thuật Volley. Trong chuyên đề này tôi sẽ đề cập